- Để đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4, Đối với động cơ dầu trên xe ô tô con hay ô tô tải bắt buộc phải có bầu lọc muội than DPF lắp trên đường ống xả. khói đen sinh ra trong buồng đốt động được bầu lọc DPF giữ lại trên 85% trước khi thải ra môi trường.
- Trong quá trình hoạt động, lâu ngày muội than sẽ gây tắc nghẽn bầu lọc. Mức độ tắc nghẽn vượt quá mức cho phép sẽ gây tác hại rất nghiêm trọng đến động cơ, hoặc có thể dẫn đến hỏng bầu lọc muội than. Một bộ phận rất đắt đỏ trên ô tô có giá không dưới 10 triệu đồng.
- Để kiểm soát mức độ tắc nghẽn của bầu lọc, người ta lắp một cảm biến chênh lệch áp suất ngay trên bầu lọc gọi là Cảm Biến Áp Suất Khí Thải
- Là một phần quan trọng của hệ thống khí thải, điều khiển động cơ ô tô, giúp đo lường sự chênh lệch áp suất giữa hai điểm trong hệ thống khí thải của động cơ.
- Cảm biến chênh lệch áp suất thường được đặt gần bộ lọc bụi khí thải (DPFE – Differential Pressure Feedback of EGR) hoặc van EGR (Exhaust Gas Recirculation) trên hệ thống khí thải của động cơ. Thiết kế của nó thường bao gồm một cảm biến áp suất và giắc điện kết nối với hệ thống điều khiển động cơ.
Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất khí thải
Trên cảm biến có hai ống cao su. Một ống thông với khoang phía trước bầu lọc. Một ống thông với khoang phí sau bầu lọc Cảm biến nhận biết sự chênh lệch áp suất khí thải ở hai điểm khác nhau trong hệ thống, sự lệch áp này được chuyển hóa thành tín hiệu điện áp truyền đến hệ thống điều khiển động cơ để điều chỉnh van EGR, bộ lọc bụi và các thông số khác để tối ưu hóa hiệu suất và tiêu thụ nhiên liệu.
Cụ thể:
- Khi hộp điều khiển động cơ (ECU) nhận biết bầu lọc tắc nghẽn đến một giá trị bắt đầu ảnh hưởng đến sự vận hành của động cơ thì ECU điều chỉnh cách thức và lượng nhiên liệu phun vào trong buồng đốt để xử lí bầu lọc khí thải
- Nhiên liệu được nhiều hơn vào cuối thì nổ để tăng nhiệt độ khí xả lên trên 600 độ C để đốt muội than thành tro, giảm lượng khí thải. Nếu quá trình này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến động cơ. Động cơ hoạt động với nhiệt độ cao, ảnh hưởng đến kim phun Nhiên liệu hao tốn nhiều hơn cho chế độ đốt cháy muội than để tái tạo bầu lọc DPF
Tóm lại, Cảm biến áp suất chênh lệch khí thải trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều chỉnh hoạt động của hệ thống khí thải, giúp tối ưu hóa hiệu suất và tiêu thụ nhiên liệu của động cơ
Nguyên Nhân Cảm Biến Áp Suất bị lỗi
- Đứt dây điện kết nối cảm biến đến hộp điều khiển động cơ, do mối tiếp xúc điện không chắc chắn, bị hoen gỉ, oxy hóa… làm cho hộp điều khiển động cơ không nhận được tín hiệu từ cảm biến
- Ống cao su nối bầu lọc với cảm biến bị lão hóa, nứt vỡ do hoạt động lâu ngày ở nhiệt độ cao hoặc bị tắc nghẽn do mụi than bám lâu ngày hoặc Lúc này cảm biển nhận được giá trị áp suất không đúng, nên tín hiệu điện báo về hộp điều khiển động cơ không đúng. Làm các thông số vận hành của động cơ không đúng, lượng muội than sinh ra nhiều làm hỏng bầu DPF và sau đó là hỏng động cơ.
⇒ Nhận biết cảm biến áp suất khía xả bị lỗi
Quan sát cảm biến và các bộ phận kết nối có bị hư hỏng không
Động cơ ì, yếu hơn, tăng tốc chậm
Lượng nhiên liệu tiêu hao nhiều hơn mức bình thường
Động cơ quá nhiệt, mức độ cao hơn sẽ sôi nước
Lượng khói đen tăng lên và sẽ tăng đột biến, đến khi chết máy
Đèn báo lỗi động cơ xuất hiện trên đồng hồ táp lô
Cảm biến áp suất DPF rất quan trọng đối với tuổi thọ của DPF và nếu DPF bị cản trở hoàn toàn, quá trình tái tạo sẽ không khắc phục được. Nó sẽ cần phải được gỡ bỏ và làm sạch hoặc thay thế một cách chuyên nghiệp , cả hai tùy chọn đều có giá trung bình hàng chục triệu đồng. Hơn nhiều so với chi phí chẩn đoán và thay thế một cảm biến bị lỗi trước khi quá muộn.
Từ các nguyên nhân cảm biến chênh lệch áp suất bị lỗi, chúng ta có thể đưa ra cách khắc phục:
Kiểm tra các tín hiệu điện, và tình trạng dây dẫn điện: Kiểm tra đứt vỡ, nứt, tình trạng giắc nối. Đo tín hiệu điện bằng đồng hồ VOM
Kiểm tra đảm bảo hai đường ống dẫn khí xả từ bầu lọc DPF về cảm biến có bị : tắc nghẽn, nứt vỡ rò rỉ hay không. Vỏ bầu lọc có bị thủng hay không
Hướng dẫn thay thế cảm biến áp suất khí xả trên xe tải Đô Thành IZ65 tại nhà đơn giản
Xác định vị trí của cảm biến chênh lệch áp suất DPF được gắn ở phía sau khoang động cơ trên đường đi của ống xả.
Tháo mass bình ắc qui
Rút giắc điện kết nối với cảm biến
Tháo cảm biến khí xả ra khỏi 2 ống cao su kết nối
So sánh cảm biến mới và cũ.
Kết nối ống cao su vào cảm biến (Lưu ý ống trước, ống sau giống y như lúc trước khi tháo cảm biến)
Cắm giắc điện vào cảm biến
Kiểm tra kỹ tất cả các kết nối để đảm bảo mọi thứ đều đúng
Nối mass bình Ắc qui sau đó khởi động động cơ
Tuổi thọ trung bình của cảm biến áp suất khí xả khoản 50 – 80 ngàn km.
Anh em có thể đặt mua và tự thay thế cực kỳ dễ, tiết kiệm chi phí rất nhiều